So sánh pháp luật về quản trị công ty của một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty Việt Nam : Đề tài NCKH. QG.04.23 / Phạm Duy Nghĩa

By: Material type: TextTextLanguage: Vietnamese Publication details: H. : Khoa Luật, 2005Description: 213 trSubject(s): DDC classification:
  • 343.597 PH-N 2005 14
Summary: Các nhà Luật học và Kinh tế học Việt Nam thường chia quản lý doanh nghiệp thành quản lý nhà nước (QLNN) và quản lý nội bộ. Trong quản lý nội bộ, ngoài mối quan hệ giữa các cơ quan đại diện cho doanh nghiệp, quản trị kinh doanh thường được hiểu là tri thức và kỹ năng của những người quản lý. Cách nhìn này xuất phát từ chủ thuyết xem doanh nghiệp như một tổ chức kinh doanh, một thực thể pháp lí độc lập, người ta chú trọng tới các quan hệ hướng nội của tổ chức đó và mối quan hệ giữa chúng với các cơ quan QLNN. Khác với cách hiểu truyền thống đó "corporate governance" (quản trị công ty) tiếp cận công ty từ phương diện phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh hưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty đại chúng có cổ phần phát tán rộng rãi trong công chúng. Các công ty cổ phần đại chúng là trụ cột của các nền kinh tế đương đại, hiệu quả hoạt động của chúng có tác động kinh tế - xã hội rất lớn. Trong các công ty này xuất hiện sự tách biệt giữa người sở hữu cổ phần và những người điều hành. Quyền lực trong công ty ngày càng dồn về đội ngũ những người quản trị, bởi vậy, giám sát người quản trị vì lợi ích các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, chính là triết lý cơ bản nhất của quản trị công ty. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia, mô hình quản trị công ty ở các nước có thể khác nhau. Theo tiêu chí giám sát người điều hành, có thể chia quản trị công ty trên thế giới thành 2 mô hình chính: mô hình đơn lớp của Hoa Kỳ, mô hình song lớp của CHLB Đức và các biến dạng của nó. Trong mô hình quản trị công ty của Hoa Kỳ, xuất hiện những hội đồng giám đốc (board of directors) với sự tham gia của các giám đốc độc lập, không phải là người tham gia điều hành công ty. Giúp giám sát và điều hành là các ủy ban, ví dụ: ủy ban điều hành, ủy ban tuyển cử giám đốc, ủy ban kiểm toán, ủy ban tiền lương... Khác với mô hình đơn lớp, mô hình quản trị công ty của CHLB Đức và các nước truyền thống dân luật, cũng như các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam) được chia thành đa lớp, ít nhất gồm có hội đồng quản trị, ban điều hành, hội đồng giám sát, ban kiểm soát và những thiết chế tương tự. Trong bất kỳ mô hình nào, việc minh bạch hóa thông tin liên quan đến công ty và giám sát những người quản trị cũng là công cụ chính giúp cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài cổ đông và những người quản trị, trong công ty còn bị ảnh hưởng bởi những tác nhân ngoài công ty như: những người cấp tín dụng, hệ thống đại lý, khách hàng, người lao động và những tác nhân khác. Trong mô hình quản trị của Đức và Nhật, các ngân hàng và tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng, họ vừa là người cấp tín dụng cho công ty, đôi khi vừa là người nắm giữ các cổ phần đã được lưu ký và ủy quyền bỏ phiếu. Trong mô hình quản trị công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, các mối quan hệ gia đình, các cổ đông ẩn, ảnh hưởng của nhà nước và các thiết chế phi quan phương khác cúng có thể tác động đáng kể tới quản trị công ty. Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo 3 đạo luật khác nhau tùy theo từng loại hình sở hữu. Với khu vực tư nhân, Luật Doanh nghiệp 1999 đã giảm chi phí gia nhập thị trường đáng kể, song chưa làm thay đổi cung cách quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hữu hạn, công ty cổ phần cũng đều được quản trị theo kiểu gia đình. Trong 2000 công ty cổ phần và 36 ngân hàng thương mại cổ phần, phần lớn được chuyển đổi từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước vẫn chiếm phần vốn đáng kể. Các cổ đông lớn đó chi phối công ty, làm cho quản trị công ty không hề được cải thiện nhiều. Với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài 2000, người soạn luật đã tìm cách bảo vệ bên Việt Nam, thường là bên góp ít vốn, song những cơ chế bảo vệ lợi ích cho bên Việt Nam chưa thật hiệu quả. Đối với doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa, quan hệ sở hữu chưa rõ rang, làm cho quyền lực trong công ty bị phân tán bới nhiều tác nhân có những lợi ích không hoàn toàn đồng nhất. Những cố gắng xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam gần 4 năm nay mới chỉ mang lại hiệu quả rất khiêm tốn, toàn quốc mới chỉ có 26 công ty đã niêm yết với tổng số lượng vốn giao dịch chiếm gần 0,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trong các công ty đó, cổ đông là nhà nước và các cổ đông thiết chế chiếm cổ phần áp đảo; cổ phần chưa phát tán rộng rãi cho hàng triệu cá nhân và hộ gia đình, nước ta dường như vẫn chưa có các công ty đại chúng. Niềm tin của nhân dân tham gia mua cổ phần chỉ có thể gia tăng nếu cách thức chứng nhận và bảo hộ quyền tài sản của cổ đông được thực thi. Bảo vệ cổ đông thiểu số phải trở thành một trọng tâm hoạt động của các thiết chế thị trường. Từ tự do báo chí, hiệp hội độc lập tới các cơ quan thực thi pháp luật và tòa án phải góp phần minh bạch tình hình kinh doanh các công ty, giúp cổ đông tiệm cận đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin đáng tin cậy
Tags from this library: No tags from this library for this title. Log in to add tags.
Star ratings
    Average rating: 0.0 (0 votes)
Holdings
Item type Current library Call number Status Date due Barcode
Đề tài Phòng DVTT Tổng hợp Kho báo, tạp chí, tra cứu 343.597 PH-N 2005 (Browse shelf(Opens below)) Available 00060000179

Các nhà Luật học và Kinh tế học Việt Nam thường chia quản lý doanh nghiệp thành quản lý nhà nước (QLNN) và quản lý nội bộ. Trong quản lý nội bộ, ngoài mối quan hệ giữa các cơ quan đại diện cho doanh nghiệp, quản trị kinh doanh thường được hiểu là tri thức và kỹ năng của những người quản lý. Cách nhìn này xuất phát từ chủ thuyết xem doanh nghiệp như một tổ chức kinh doanh, một thực thể pháp lí độc lập, người ta chú trọng tới các quan hệ hướng nội của tổ chức đó và mối quan hệ giữa chúng với các cơ quan QLNN. Khác với cách hiểu truyền thống đó "corporate governance" (quản trị công ty) tiếp cận công ty từ phương diện phân quyền và chế ước giữa các tác nhân ảnh hưởng tới sự điều hành của một doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty đại chúng có cổ phần phát tán rộng rãi trong công chúng. Các công ty cổ phần đại chúng là trụ cột của các nền kinh tế đương đại, hiệu quả hoạt động của chúng có tác động kinh tế - xã hội rất lớn. Trong các công ty này xuất hiện sự tách biệt giữa người sở hữu cổ phần và những người điều hành. Quyền lực trong công ty ngày càng dồn về đội ngũ những người quản trị, bởi vậy, giám sát người quản trị vì lợi ích các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, chính là triết lý cơ bản nhất của quản trị công ty. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia, mô hình quản trị công ty ở các nước có thể khác nhau. Theo tiêu chí giám sát người điều hành, có thể chia quản trị công ty trên thế giới thành 2 mô hình chính: mô hình đơn lớp của Hoa Kỳ, mô hình song lớp của CHLB Đức và các biến dạng của nó. Trong mô hình quản trị công ty của Hoa Kỳ, xuất hiện những hội đồng giám đốc (board of directors) với sự tham gia của các giám đốc độc lập, không phải là người tham gia điều hành công ty. Giúp giám sát và điều hành là các ủy ban, ví dụ: ủy ban điều hành, ủy ban tuyển cử giám đốc, ủy ban kiểm toán, ủy ban tiền lương... Khác với mô hình đơn lớp, mô hình quản trị công ty của CHLB Đức và các nước truyền thống dân luật, cũng như các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam) được chia thành đa lớp, ít nhất gồm có hội đồng quản trị, ban điều hành, hội đồng giám sát, ban kiểm soát và những thiết chế tương tự. Trong bất kỳ mô hình nào, việc minh bạch hóa thông tin liên quan đến công ty và giám sát những người quản trị cũng là công cụ chính giúp cổ đông bảo vệ quyền lợi của mình. Ngoài cổ đông và những người quản trị, trong công ty còn bị ảnh hưởng bởi những tác nhân ngoài công ty như: những người cấp tín dụng, hệ thống đại lý, khách hàng, người lao động và những tác nhân khác. Trong mô hình quản trị của Đức và Nhật, các ngân hàng và tổ chức tài chính đóng vai trò quan trọng, họ vừa là người cấp tín dụng cho công ty, đôi khi vừa là người nắm giữ các cổ phần đã được lưu ký và ủy quyền bỏ phiếu. Trong mô hình quản trị công ty của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, các mối quan hệ gia đình, các cổ đông ẩn, ảnh hưởng của nhà nước và các thiết chế phi quan phương khác cúng có thể tác động đáng kể tới quản trị công ty. Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo 3 đạo luật khác nhau tùy theo từng loại hình sở hữu. Với khu vực tư nhân, Luật Doanh nghiệp 1999 đã giảm chi phí gia nhập thị trường đáng kể, song chưa làm thay đổi cung cách quản trị doanh nghiệp ở nước ta. Các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hữu hạn, công ty cổ phần cũng đều được quản trị theo kiểu gia đình. Trong 2000 công ty cổ phần và 36 ngân hàng thương mại cổ phần, phần lớn được chuyển đổi từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước vẫn chiếm phần vốn đáng kể. Các cổ đông lớn đó chi phối công ty, làm cho quản trị công ty không hề được cải thiện nhiều. Với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài 2000, người soạn luật đã tìm cách bảo vệ bên Việt Nam, thường là bên góp ít vốn, song những cơ chế bảo vệ lợi ích cho bên Việt Nam chưa thật hiệu quả. Đối với doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa, quan hệ sở hữu chưa rõ rang, làm cho quyền lực trong công ty bị phân tán bới nhiều tác nhân có những lợi ích không hoàn toàn đồng nhất. Những cố gắng xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam gần 4 năm nay mới chỉ mang lại hiệu quả rất khiêm tốn, toàn quốc mới chỉ có 26 công ty đã niêm yết với tổng số lượng vốn giao dịch chiếm gần 0,5% tổng sản phẩm quốc nội. Trong các công ty đó, cổ đông là nhà nước và các cổ đông thiết chế chiếm cổ phần áp đảo; cổ phần chưa phát tán rộng rãi cho hàng triệu cá nhân và hộ gia đình, nước ta dường như vẫn chưa có các công ty đại chúng. Niềm tin của nhân dân tham gia mua cổ phần chỉ có thể gia tăng nếu cách thức chứng nhận và bảo hộ quyền tài sản của cổ đông được thực thi. Bảo vệ cổ đông thiểu số phải trở thành một trọng tâm hoạt động của các thiết chế thị trường. Từ tự do báo chí, hiệp hội độc lập tới các cơ quan thực thi pháp luật và tòa án phải góp phần minh bạch tình hình kinh doanh các công ty, giúp cổ đông tiệm cận đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin đáng tin cậy

There are no comments on this title.

to post a comment.