Xác định thành phần của bã bùn từ hệ thống xử lý nước thải Công ty Giấy Bãi Bằng và tìm hiểu khả năng sử dụng chúng để cải tạo đất đồi ở Vĩnh Phú : Đề tài NCKH. QG.8.62 / Nguyễn Xuân Cự

By: Contributor(s): Material type: TextTextLanguage: Vietnamese Publication details: H. : ĐHKHTN, 2009Description: 66 trSubject(s): DDC classification:
  • 363.7 NG-C 2009
Summary: Điều tra hiện trạng hệ thống xử lý nước thải ở Công ty giấy Bãi Bằng và đất đồi ở Vĩnh Phú cho thấy lượng chất thải phát sinh do quy mô sản xuất là rất lớn. Lấy mẫu bùn thải tại nhà máy và mẫu đất đồi tại khu vực nghiên cứu để xác định các tính chất hóa học của chúng. Bùn thải được tách ra từ hệ thống xử lý nước thải nhờ hệ thống tự động và được đưa về bể chứa bùn được gọi là bùn sinh học (bùn vi sinh dư thừa) với khối lượng lớn vào khoảng 40-50 tấn khô/tháng. Xác định tính chất hóa học của chất bùn thải này: giàu hữu cơ (hàm lượng C là 28,76%) và một số nguyên tố dinh dưỡng khác như Nitơ, phốt pho, Ca, Mg; hàm lượng các kim loại nặng không cao nên hoàn toàn có thể tận dụng để cải tạo đất, vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu qủa sản xuất nông nghiệp. Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng tại Phú Thọ và nghiên cứu khả năng cải tạo đất đồi cũng như ảnh hưởng của bùn thải đến năng suất cây trồng. Bón bùn thải có tác động tốt đến tính chất đất, làm tăng hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất, đặc biệt là góp phần cải thiện đáng kể hàm lượng và chất lượng mùn đất. Hầu hết, ở các lượng bón nghiên cứu đều làm tăng hàm lượng hữu cơ tổng số cũng như các axit mùn (axit humic và fulvic) trong đất so với đối chứng. Đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ axit humic so với axit fulvic (Ch/Cf) trong thành phần chất mùn đất. Trong điều kiện đất đồi ở Phú Thọ, hàm lượng C tổng số tăng từ 1,27% lên 1,82% trong thí nghiệm không trồng cây và từ 1,51 lên 2,02% trong thí nghiệm trồng lạc khi lượng bón bùn thải tăng từ 0 lên 30 tấn/ha. Tương tự như vậy, tỷ lệ các axit mùn (humic và fulvic) trong mùn tổng số tăng từ 39,04% lên 66,15% và từ 47,45% lên 72,58% ở thí nghiệm trồng lạc. Cây trồng ở công thức bón bùn thải với lượng 10 tấn, 20 tấn và 30 tấn/ha làm năng suất cây lạc tăng tương ứng 128%, 144%, 155% so với đối chứng không bón bùn thải.
Tags from this library: No tags from this library for this title. Log in to add tags.
Star ratings
    Average rating: 0.0 (0 votes)
Holdings
Item type Current library Call number Copy number Status Date due Barcode
Đề tài Phòng DVTT Tổng hợp Kho báo, tạp chí, tra cứu 363.7 NG-C 2009 (Browse shelf(Opens below)) 1 Available DT/00906

Điều tra hiện trạng hệ thống xử lý nước thải ở Công ty giấy Bãi Bằng và đất đồi ở Vĩnh Phú cho thấy lượng chất thải phát sinh do quy mô sản xuất là rất lớn. Lấy mẫu bùn thải tại nhà máy và mẫu đất đồi tại khu vực nghiên cứu để xác định các tính chất hóa học của chúng. Bùn thải được tách ra từ hệ thống xử lý nước thải nhờ hệ thống tự động và được đưa về bể chứa bùn được gọi là bùn sinh học (bùn vi sinh dư thừa) với khối lượng lớn vào khoảng 40-50 tấn khô/tháng. Xác định tính chất hóa học của chất bùn thải này: giàu hữu cơ (hàm lượng C là 28,76%) và một số nguyên tố dinh dưỡng khác như Nitơ, phốt pho, Ca, Mg; hàm lượng các kim loại nặng không cao nên hoàn toàn có thể tận dụng để cải tạo đất, vừa có ý nghĩa nâng cao hiệu qủa sản xuất nông nghiệp. Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng tại Phú Thọ và nghiên cứu khả năng cải tạo đất đồi cũng như ảnh hưởng của bùn thải đến năng suất cây trồng. Bón bùn thải có tác động tốt đến tính chất đất, làm tăng hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất, đặc biệt là góp phần cải thiện đáng kể hàm lượng và chất lượng mùn đất. Hầu hết, ở các lượng bón nghiên cứu đều làm tăng hàm lượng hữu cơ tổng số cũng như các axit mùn (axit humic và fulvic) trong đất so với đối chứng. Đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ axit humic so với axit fulvic (Ch/Cf) trong thành phần chất mùn đất. Trong điều kiện đất đồi ở Phú Thọ, hàm lượng C tổng số tăng từ 1,27% lên 1,82% trong thí nghiệm không trồng cây và từ 1,51 lên 2,02% trong thí nghiệm trồng lạc khi lượng bón bùn thải tăng từ 0 lên 30 tấn/ha. Tương tự như vậy, tỷ lệ các axit mùn (humic và fulvic) trong mùn tổng số tăng từ 39,04% lên 66,15% và từ 47,45% lên 72,58% ở thí nghiệm trồng lạc. Cây trồng ở công thức bón bùn thải với lượng 10 tấn, 20 tấn và 30 tấn/ha làm năng suất cây lạc tăng tương ứng 128%, 144%, 155% so với đối chứng không bón bùn thải.

There are no comments on this title.

to post a comment.