Cải biến di truyền để tăng khả năng sinh tổng hợp rapamycin của chủng Streptomyces rapamycinicus : Đề tài NCKH.QG.17.47 /c Nguyễn Hồng Minh ... [et al.]
Material type: TextLanguage: Vietnamese Publication details: Hà Nội : Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, 2020Description: 21 trSubject(s): DDC classification:- 572.8 NG-M 2020 23
Item type | Current library | Call number | Status | Date due | Barcode | |
---|---|---|---|---|---|---|
Đề tài | Phòng DVTT Tổng hợp Kho báo, tạp chí, tra cứu | 572.8 NG-M 2020 (Browse shelf(Opens below)) | Available | 00060000637 |
Rapamycin là một hoạt chất sinh học được sinh ra từ chủng xạ khuẩn Streptomyces rapamycinicus, có tác dụng tích cực trong điều trị bệnh Parkinson, thấp khớp, ung thư và AIDS. Tiềm năng ứng dụng của rapamycin trong lĩnh vực dược phẩm là rất lớn, do đó trong thập kỷ gần đây, một số nhóm nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu phát triển tăng năng suất sinh rapamycin từ xạ khuẩn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật di truyền để tạo ra các chủng đột biến tăng năng suất sinh tổng hợp rapamycin. Đầu tiên, một vector tái tổ hợp có chứa 1 bản copy của gen điều hòa dương rapS (pRapG) của quá trình sinh tổng hợp rapamycin được tạo ra sử dụng vector pSET152 với promoter ermE*. Sau đó, vector tái tổ hợp pRapG được chuyển vào bào tử trần của chủng xạ khuẩn để thu được chủng xạ khuẩn đột biến WT/rapG. Bên cạnh đó, một vector tái tổ hợp của pKC1132 chứa upstream và downstream của gen rapS, một gen điều hòa âm của quá trình tổng hợp rapamycin được tạo ra. Sau khi chuyển gen vào bào tử của chủng xạ khuẩn, vector tiến hành trao đổi chéo vào tạo ra chủng xạ khuẩn đột biến ΔrapS. Trong nghiên cứu này, hai chủng WT/rapG và ΔrapS có khả năng sinh rapamycin cao hơn so với chủng hoang dại WT bằng phương pháp định tính dựa trên khuếch tán trên đĩa thạch chứa Candida albicans. Đồng thời, sản lượng rapamycin của chủng đột biến WT/rapG và WT trong các môi trường lên men khác nhau được đánh giá bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng biểu hiện chủng đột biến WT/rapG có mức độ gen rapG cao hơn nhiều so với chủng hoang dại. Kết quả là, chủng đột biến WT/rapG có thể sinh tổng hợp rapamycin cao hơn gấp 4.9 lần so với chủng hoang dại, nồng độ rapamycin đạt 211.4 mg/L trong môi trường MD1 chứa 15 g/L glycerol. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng rapamycin của chủng WT/rapG cao nhất đạt 245±27 mg/L trong môi trường MD1 có bổ sung 15 g/L glycerol and 15 g/L bột hoa hồi.
There are no comments on this title.